Bàn thờ thần tài, ông địa, văn khấn thần tài

Lai lịch của ông Thần Tài, ông địa

Cho đến nay vẫn chưa có một tài liệu nào khẳng quyết rõ ràng về lai lịch của hai vị thần này, chỉ biết thần tài là một vị tần tín ngưỡng trong văn hóa Việt Nam và một số nước phương Đông. Theo truyền thuyết, thần tài có tên là Triệu Công Minh, người đời nhà Tần. Ông lánh đời và đi tu tại núi Chung Nam. Về sau tu hành đắc đạo ông được phong làm Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái trông coi việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bệnh trừ tà. Hơn nữa  người bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ. Người kinh doanh buôn bán thì cầu cúng ông để được may mắn, đắc lộc.

Người ta thường vẽ ông hình  một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, cưỡi cọp đen. Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái. Người đời vẽ về ông trên một cái đĩa làm bằng kim loại, để trên bàn thờ để cúng.

Ông địa là ai.

Theo một số nguồn tư liệu trên internet thì ông địa chính là thần Thổ Công ( hay còn được gọi là thổ thần, thổ địa).Thổ Công là một vị thần tín ngưỡng trong văn hóa Á Đông, ông cai quản một vùng đất nào đó. Người ta cho rằng Thổ Công rất thích đùa nghịch với trẻ con và rất thích ăn tỏi. Nếu ai đã từng xem bộ phim “Tây Du Ký” của Trung Quốc thì sẽ thấy Tôn Ngộ Không mỗi khi đi đến đâu muôn biết địa hình, và người cai quản vùng đất đó thì thường đập gậy như ý gọi “Thổ Địa’ lên mà tra

Trong văn hóa người việt Thổ Công là vị thần quan trọng nhất trong nhà vì ” Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, vị thần này trông coi gia đình, phò hộ cho gia đình bình an, sung túc, mọi họa phúc đêu do thần Thổ Công dự định. Còn thần tài là một vị thần đem lại tài lộc cho mọi người. Vì vậy trong kinh doanh, thương mại, người ta rất quý trọng thờ vị thần này. Bàn thờ của Thần Tài – Ông Địa thường được lập ở góc nhà, xó xỉnh hay góc khuất nào đó trong shop, cửa hàng..chứ không phải nơi cao ráo như bàn thờ tổ tiên ( Chú ý, khi thờ riêng Thổ Công trong nhà người ta đặt ở nơi cao ráo, bát hương đặt chính giữa bàn thờ, mỗi khi cúng lễ đều phải xin phép thổ công trước rồi mới mời tổ tiên về. nhưng khi thờ thổ công đi cùng thần tài thì lại được gọi là ông địa và thờ dưới đất theo quan niệm ” đấp phải trở về đất” và mọi thứ từ đất mà ra. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì vẫn chưa tìm thấy điều lý giải rõ ràng về vị trí thờ của vị thần Đất này tại sao lại có 2 vị trí khác nhau và ở mỗi vị trí lại có một tên khác )

Vật cúng Ông địa – Thần Tài

Thông thường cúng Thần Tài – Ông Địa người ta cúng hoa quả, tỏi, chuối xiêm, thuốc lá, cà phê. Người việt còn có cấu ” Lạy ông địa cúng nải chuối” …Bàn thờ thần tài được cúng quanh năm kể cả ngày thường…

Văn khấn Thần Tài

“Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật ! Nam mô a đi đà phật!

  • Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
  • Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần
  • Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh, Táo Phủ Thần Quân
  • Con kính lạy  Thần Tài vị tiền
  • Con kính lạy các ngài thần linh thổ địa cai quan xứ này
  • Tín chủ con là ………………………….
  • Ngụ tại…………………………………….
  • Hôm nay ngày…. tháng… năm………

Con chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời các ngài Thần tài tiền vị, cúi xin thần tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con AN NINH KHANG THÁI, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo sở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật ! Nam mô a đi đà phật!”

Thờ cúng Thần Tài – Ông Địa là tập quán tín vọng, là thành tâm của người xưa, nay cứ thế theo thờ, chủ yếu là thành tâm cầu mong của gia chủ, còn việc linh ứng có không thì tùy ở nơi người tin. Đây là một nét văn hóa chứ không phải là mê tín dị đoan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *