Nội dung chính
- Tầm quan trọng của chữ viết trên bài vị bàn thờ gia tiên
- Đối với người đã mất
- Đối với con cháu
- Chữ trên bài vị gia tiên gồm những gì?
- Chữ viết trên bài vị sử dụng Hán Nôm bảo lưu giá trị truyền thống
- Chữ Việt viết trên bài vị dễ đọc hiểu, phù hợp với thời đại?
- Cách sắp xếp bài vị trên bàn thờ gia viên như thế nào đúng nhất?
Bạn dự định lập bài vị tổ tiên nhưng chưa rõ các yêu cầu về chữ viết trên bài vị? Đừng lo lắng, bài viết dưới đây của Đồ Thờ Phú Cường sẽ giải đáp thắc mắc của bạn. Tham khảo ngay để hiểu rõ bài vị gia tiên là gì và cách lập bài vị thờ gia tiên chuẩn phong thủy nhé!
Tầm quan trọng của chữ viết trên bài vị bàn thờ gia tiên
Chữ viết trên bài vị gia tiên có ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa tâm linh của người Việt. Dưới đây là góc nhìn nổi bật:
Đối với người đã mất
Chữ viết trên bài vị gia tiên dùng để ghi lại thông tin của người đã khuất, tạo ra một linh vị để thờ cúng các hương linh và vong linh. Theo quan niệm của cha ông, thông tin trên bài vị phải được ghi rõ ràng và chính xác. Bởi qua đó, hương linh có thể nhận diện được bài vị nào dành cho mình.
Hơn nữa, nội dung bài vị thờ gia tiên cần phải ghi đúng nội dung và tuân thủ những quy tắc nhất định để hương linh có thể an vị và hiện diện trong các dịp giỗ chạp. Nó liên quan chặt chẽ đến danh tính và thứ bậc của người được thờ, cũng giống như thẻ căn cước công dân hay sổ đỏ đứng tên ai đó. Đây là một quan niệm rất hợp lý và có tính logic.
Chữ viết trên bài vị gia tiên có ý nghĩa quan trọng
Đối với con cháu
Nội dung chữ trên bài vị phản ảnh rõ ngôi thứ và công ích hiển hách mà người quá cố để lại. Từ đó con cháu của họ sẽ nắm rõ được dòng mạch huyết thống hay gia thế để noi gương. Hơn hết, đó là cách để gia chủ ghi nhớ đến nguồn cội và thực hiện “đạo hiếu”. Từ xa xưa, chữ “hiếu” luôn được coi là lửa thiêng hun đúc tinh thần gia tộc và đứng đầu trăm nết.
Chữ viết trên bài vị thờ ông bà càng chi tiết thì càng dễ nhận biết người sở hữu bài vị và mối quan hệ với hậu thế. Đặc biệt, nội dung chữ viết trên bài vị cụ thể sẽ thuận tiện cho việc khôi phục gia phả trong trường hợp bị hỏng hoặc mất sau này.
Ngoài ra, chữ viết trên bài vị thờ cha mẹ cũng cần phải đảm bảo đúng quy chuẩn và phù hợp với bài vị thờ từng người. Trong phần tiếp theo, Đồ Thờ Phú Cường sẽ hướng dẫn bạn cách làm bài vị theo phong tục thờ cúng của người Việt, cùng tham khảo nhé!
Chữ trên bài vị gia tiên gồm những gì?
Đầu tiên, chữ viết trên bài vị cần tuân thủ theo quy tắc về số chữ “Nam Linh, Nữ Thính, bất dụng Quỷ Khốc nhị tự” trên bài vị thờ. Cho dù, gia chủ có chạm khắc bài vị tỉ mỉ, sơn son thếp vàng lộng lẫy mà sai cách viết thì bài vị đó cũng chỉ giống như một đồ vật trang trí trên bàn thờ.
Quy tắc về số chữ trên bài vị
Theo quan niệm của người xưa, chữ viết trên bài vị có liên quan đến việc an ngự của người mất. Do đó, nội dung bài vị tổ tiên phải có chữ nghĩa, câu từ, tiêm luật chính xác tuyệt đối.
Bài vị thờ cúng tổ tiên khi xưa thường được viết bằng chữ Hán Nôm, ghi rõ nội dung. Không có yêu cầu bắt buộc về kích thước bài vị. Các ký tự sẽ được viết theo chiều dọc từ trên xuống và từ phải qua trái. Nội dung trên bài vị người mất cũng được viết theo trình tự như sau:
Hàng giữa của bài vị ghi vai vế, trách nhiệm của người được thờ cúng. Chẳng hạn như:
Cha: Hiền khảo.
Mẹ: Hiền tỷ.
Ổng nội: Tổ khảo.
Bà nội: Tổ tỷ.
Cụ cố: Tằng tổ khảo, Tằng tổ tỷ,..
Tiếp theo là các thông tin về chức danh, họ tên đầy đủ (bao gồm họ, tên thời con gái, tên thật, biệt hiệu) và di cảo (nếu có). Ví dụ, nếu tấm bia thuộc về bà hoặc mẹ thì cần ghi cả thông tin họ tên của ông hoặc cha. Sau đó, viết thêm thông tin của bạn, vợ/chồng ban đầu (vợ thứ nếu có).
Thông tin về ngày sinh của người đã khuất sẽ được ghi ở hàng bên trái. Trong khi hàng bên phải đề ngày mất. Cuối cùng viết thêm 3 chữ “Chi Linh Vị”, hặc cúng có thể là “Thần Chủ” hay “Linh Vị” ở cuối bài vị. Các bài vị này thường chỉ được lưu giữ trong 5 đời liên tiếp. Nó được tính từ thế hệ người thờ cúng và đến đời thứ 6 sẽ chuyển về trong miếu gia đình hoặc hủy đi.
Cách viết bài vị để thờ bằng chữ Việt hay chữ Hán Nôm?
Bởi tính chất thời đợi mà hầu hết chữ viết trên bài vị trước đây đều sử dụng chữ Hán Nôm. Tuy nhiên, ngày nay thế hệ con cháu sau này đã không còn học chữ Hán mà chuyển sang sử dụng chữ Quốc ngữ với hệ thống ký tự Latinh. Vậy nên, câu hỏi đặt ra là “Nên lập bài vị thờ cúng dùng chữ Việt hay chữ Hán Nôm?”
Nên viết bài vị bằng chữ Hán Nôm hay chữ Việt
Đây quả thật là một câu hỏi khó có thể làm rõ, bởi mỗi cách ghi bài vị gia tiên đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt.
Chữ viết trên bài vị sử dụng Hán Nôm bảo lưu giá trị truyền thống
Bởi xã hội thời xưa đều học chữ Hán Nôm nên việc dùng ngôn ngữ này để viết bài vị là vô cùng hợp lý. Qua đó, người sống cũng như hương linh của người đã mất đều có thể nhìn vào chữ viết bài vị để biết được đây là bài vị là của người nào. Đặc biệt, con cháu cũng có thể qua những thông tin này mà sắp xếp các linh vị đúng vị trí trong ngày giỗ chạp. Các hương linh cũng sẽ biết đâu là bài vị của mình để mà về an ngự mà không phạm vào bài vị của người khác.
Rất nhiều người cho rằng, việc viết chữ Hán Nôm trên bài vị thờ tổ tiên lưu giữ trọn vẹn nét đẹp truyền thống. Bởi vậy mà đến thời điểm hiện tại vẫn có không ít các gia đình mời sư thầy hoặc thầy cúng viết bài vị để cúng vong linh. Mặc dù, không phải tất cả con cháu và vong linh đều biết chữ Hán Nôm nhưng đó dường như đã trở thành một “thói quen” và quy chuẩn của gia đình.
Đặc biệt là với thế hệ các ông bà lớn tuổi, vẫn còn đâu đó suy nghĩ: Bài vị không được viết bằng chữ Hán Nôm là “không kính cẩn”, “không thể hiện thương tiếc” và nhìn “không đẹp”.
Chữ Hán Nôm bảo lưu giá trị truyền thống
Chữ Việt viết trên bài vị dễ đọc hiểu, phù hợp với thời đại?
Mặt khác, mọi người lại cho rằng, chữ Hán Nôm ngày nay đã mai một và rất ít người có thể đọc hiểu. Việc viết chữ quốc ngữ trên bài vị sẽ giúp cho gia chủ dễ dàng đọc hiểu và ghi nhớ hơn. Đồng thời nó cũng phù hợp với văn hóa và ngôn ngữ mà họ đang sử dụng hàng ngày.
Tóm lại, dù là chữ Hán Nôm hay chữ Việt thì điều quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính. Khi bạn đã có lòng thì cách viết bài vị thờ cúng không còn là vấn đề lớn, nó tùy thuộc vào truyền thống của mỗi gia đình.
Cách sắp xếp bài vị trên bàn thờ gia viên như thế nào đúng nhất?
Trong hướng dẫn làm bài vị, bên cạnh chữ viết trên bài vị thì gia chủ cũng nên chú ý đến cách đặt bài vị trên bàn thờ. Thông thường, mọi người nên đặt bài vị trước nhà, mặt tiền đường, những nơi có không khí lưu thông. Nếu gia chủ sống trong một ngôi nhà nhiều tầng, hãy đặt bài vị ở tầng trên cùng.
Sắp xếp bài vị gia tiên trên ban thờ chuẩn phong thuỷ
Dưới đây là một vài nguyên tắc cấm kỵ trong cách sắp xếp bài vị trên bàn thờ:
Đặt bài vị bàn thờ gia tiên ngay cạnh nhà bếp hoặc phòng tắm.
Cách đặt bài vị trên bàn thờ nằm trên đường thẳng, không có sự phân biệt vai vế: Gia chủ có thể sẽ không nhận được tài lộc, may mắn mà còn mang lại vận khí không tốt cho ngôi nhà.
Tránh cách lập bài vị tổ tiên đối diện với bề mặt phản chiếu như: gương, bể cá , mặt kính,...
Tuyệt đối không đặt dưới chân bài vị ngai thờ các thiết bị như tivi, máy tính, loa,…
Không nên đặt bài vị thờ gia tiên dưới xà ngang mái nhà: Vì nó khiến ban thờ có cảm giác nặng nề.
Theo tín ngưỡng dân gian, việc lựa chọn vị trí thờ bài vị trong gia đình cần được ưu tiên hàng đầu. Nếu đặt làm bài vị chung trên một bàn thờ thì linh vị tổ tiên cần được đặt bên phải. Trong khi đó, bài vị thần linh sẽ đặt ở bên trái. Hãy lưu ý những điều này, bởi việc sắp xếp không đúng có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng cho gia chủ.
Cuối cùng, hy vọng rằng những chia sẻ trên đây giúp gia chủ có thể nắm rõ các quy tắc về chữ viết trên bài vị. Từ đó, bạn có thể lập bài vị thờ một cách chỉn chu và chuẩn phong tục Việt. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bài vị hoặc cách sắp xếp bài vị, truy cập ngay Đồ Thờ Phú Cường để được giải đáp tận tình nhé.
Bài vị gia tiên đẹp, tinh xảo
Đồ Thờ Phú Cường tự hào là một trong những đơn vị cung cấp đồ thờ uy tín hàng đầu. Với mẫu mã đa dạng, lưu giữ trọn vẹn nét đẹp tinh tế của làng nghề truyền thống, chúng tôi tự tin mang đến cho quý khách những sản phẩm chất lượng cao và giá thành hợp lý. Cho dù gia chủ không quá rành về đồ thờ, đội ngũ tư vấn tận tâm của Đồ Thờ Phú Cường sẽ hỗ trợ bạn tìm ra sản phẩm phù hợp nhất.