Văn thỉnh Tam Tòa Thánh Mẫu là một phần không thể thiếu trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, thể hiện lòng thành kính và mong cầu những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Dù được lưu truyền qua nhiều thế hệ, bài văn này vẫn giữ nguyên giá trị tâm linh sâu sắc, là sợi dây kết nối giữa con người với thần linh. Cùng tìm hiểu về các mẫu văn thỉnh Tam Tòa Thánh Mẫu trong bài viết dưới đây!
Nội dung chính
Tam Tòa Thánh Mẫu là gì?
Tam Tòa Thánh Mẫu là một phần quan trọng trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt, đặc biệt là trong hệ thống Đạo Mẫu. Tam Tòa Thánh Mẫu bao gồm ba vị thánh mẫu chính: Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên, Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn, và Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ. Đây là những vị thần được tôn vinh với màu sắc trang phục khác nhau, tượng trưng cho các miền Trời, Rừng, và Nước.
Mậu Đệ Nhất Thượng Thiên: Đại diện cho miền Trời với màu đỏ. Theo dân gian, ngài có quyền năng tạo ra mây, mưa, sấm chớp liên quan đến tập tục nông nghiệp lúa nước.
Mậu Đệ Nhị Thượng Ngàn: Đại diện cho miền Rừng với màu xanh. Có nhiều quan điểm khác nhau về vị trí của ngài trong hệ thống thờ cúng.
Mậu Đệ Tam Thoải Phủ: Đại diện cho miền Nước với màu trắng. Vị trí của ngài thường gắn liền với việc bảo vệ nguồn nước và sự thịnh vượng.
Văn thỉnh Tam Tòa Thánh Mẫu là một phần quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Đây là bài văn mang ý nghĩa cầu xin sự bảo trợ, ban phúc lộc và bình an từ Tam Tòa Thánh Mẫu – ba vị Mẫu đại diện cho ba miền thiên, địa, thủy. Bài văn này thường được sử dụng trong các nghi lễ hầu đồng, lễ hội hoặc các dịp cúng bái tại đền phủ.
Văn thỉnh Tam Tòa Thánh Mẫu hoàn chỉnh
Văn thỉnh Tam Tòa Thánh Mẫu có thể có nhiều phiên bản khác nhau tùy thuộc vào quan điểm và địa phương. Dưới đây là những bản văn thỉnh Tam Tòa Thánh Mẫu được lưu truyền và sử dụng rộng rãi nhất hiện nay:
1. Thánh Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên
Thánh Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên, hay còn được biết đến với những danh hiệu như Vân Hương Thánh Mẫu, Chế Thắng Hòa Diệu Đại Vương, Mã Hoàng Bồ Tát, là một trong ba vị thánh mẫu tối cao của Tam Tòa Thánh Mẫu.
Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Mẫu Đệ Nhất là hiện thân của quyền lực thiên giới, đại diện cho sự bao dung và che chở muôn dân. Thánh Mẫu Liễu Hạnh, vốn là con gái của Ngọc Hoàng, Đệ Nhị Quỳnh Hoa công chúa, đã ba lần giáng sinh phàm trần để giúp dân độ thế. Những lần giáng sinh của bà gồm:
1,Lần thứ nhất: Giáng sinh vào nhà họ Phạm tại Quảng Nạp, Vỉ Nhuế, Ý Yên, Nam Định với tên Phạm Thị Tiên Nga, hưởng dương 40 năm.
2, Lần thứ hai: Hạ phàm tại nhà họ Lê (cải từ họ Trần) ở An Thái, Vụ Bản, Nam Định, lấy hiệu là Giáng Tiên, kết duyên cùng Trần Đào Lang, nhưng chỉ sống đến tuổi 21 thì trở về thiên giới.
3, Lần thứ ba: Xuất hiện tại Nga Sơn, Thanh Hóa để đoàn tụ với Mai Sinh, hậu kiếp của Trần Đào Lang, nhưng chỉ trụ thế hơn một năm rồi hồi tiên.
Sau khi hiển linh giúp dân giúp nước, bà được các triều đại phong tặng danh hiệu cao quý như:
Mã Hoàng Công Chúa, Thượng Đẳng Tối Linh Tôn Thần
Thượng Thượng Đẳng Tối Linh Vi Bách Thần Chi Thủ (triều vua Lê Thần Tôn)
Hộ Quốc Bình Nhung Chế Thắng Bảo Hòa Diệu Đại Vương (triều vua Lê Huyền Tôn)
Lời văn thỉnh cầu Mẫu Đệ Nhất thể hiện sự tôn kính:
"Thỉnh mời Đệ Nhất Thiên Tiên
Thanh Vân Công Chúa Thượng Thiên ngự về
Ngự ngôi cao cửu tiêu chính vị
Ở trên trời sửa trị bốn phương
Lòng Người trong sáng như gương
Thần thông biến hoá sửa sang cõi đời
Mặt hoa mày liễu tốt tươi
Hình dung tươi tốt miệng cười như hoa
Lưng ong tóc phượng dà dà
Áo xông hương xạ hài hoa chân giày
Cửu trùng ngự chín tầng mây
Quản cai các bộ tiên nay ngự đền"
2. Thánh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn
Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn, hay còn được gọi là Diệu Tín, Diệu Nghĩa Thiền Sư, Lê Mại Đại Vương, Bạch Anh Công Chúa Quản Chưởng Sơn Trang triều Mường, là vị thần chủ quản núi rừng, bảo hộ muôn loài.
Theo truyền thuyết, bà là con vua Đế Thích, từng giáng sinh hai lần:
- Lần thứ nhất: Là Quế Hoa Mị Nương công chúa, con vua Hùng Vương, sinh ra trong hoàn cảnh đặc biệt khi hoàng hậu phải vịn vào cành quế để sinh hạ.
- Lần thứ hai: Đầu thai vào gia đình tù trưởng họ Hà ở Yên Bái, giúp người dân phát triển nông nghiệp, được tôn xưng là Bạch Anh Trưởng Quản Sơn Lâm Công Chúa. Bà nhiều lần hiển linh giúp vua Lê Thái Tổ nên được sắc phong Lê Mại Đại Vương.
Lời văn thỉnh mời Mẫu Đệ Nhị:
"Thỉnh mời Đệ Nhị Địa Tiên
Vốn xưa hiển thánh trong đền Sòng Sơn
Hình dong nhan sắc khác thường
Giá danh đòi một hoa vương khôn bì
Ngụ thai quê Phủ Giầy ,Thiên Bản
Phủ Nghĩa Hưng là quán Sơn Nam
Tuổi thơ chưa biết duyên phàm
Đeo kinh còn vết để làm dấu thiêng
Tuổi tới niên cài trâm giắt lược
Kết duyên lành quê phước một nơi
Gối chăn vừa mới quen hơi
Ai ngờ dưới nguyệt sảy nơi tơ hồng
Đạo vợ chồng còn đương thời nhớ
Bỗng hoa hài lại giở gót tiên
Giờ dần mồng ba tháng thìn
Đôi mươi mốt tuổi rẽ duyên cõi trần."
3. Thánh Mẫu Đệ Tam Thoải Cung
Mẫu Đệ Tam Thoải Cung, hay còn được gọi là Xích Lân Công Chúa, Động Đình Công Chúa Ngọc Hồ Thần Nữ, Thủy Tiên Công Chúa, là vị thánh mẫu cai quản miền sông nước. Bà là con gái vua Bát Hải Thủy Quốc Động Đình, kết duyên cùng Kính Xuyên (con vua đất), nhưng bị tiểu thiếp Thảo Mai vu oan, đày lên rừng sâu.
Nhờ nho sĩ Liễu Nghị, bà được giải oan, trở lại thủy cung và kết duyên cùng Liễu Nghị. Bà được phong danh hiệu Bạch Ngọc Thủy Tinh Xích Lân Long Nữ Công Chúa.
Lời văn thỉnh cầu Mẫu Đệ Tam:
1, "Trịnh giang tân doành ngân lai láng
Nguyệt lầu lầu soi rạng nam minh
Con vua thuỷ quốc động đình
Đệ Tam Mẫu Thoải giáng sinh đền rồng
Đức gồm vẹn công dung ngôn hạnh
Vẻ nhu mì bẩm tính thiên nhiên
Dung nghi cốt cách thần tiên
Đã đành Mẫu thoải chơi miền non côn
Chốn thoải cung có nhà lệnh tộc
Vốn con dòng danh ốc Kính Xuyên
Xưa nay thế phiệt gia truyền
Thảo mai nàng ấy tạm quyền tiểu tinh
Chí bình sinh phù đời giúp nước
Ơn cửu trùng phó thác biên cương
Mảng danh công chúa phi phương
May nhờ lá thắm xe duyên tơ hồng
Trách Thảo Mai ra lòng giáo dở
Trá đồ thư làm cớ gieo oan
Kính Xuyên chẳng xét ngay gian
Nỡ đem đầy chốn lâm sơn sao đành
Lòng trời xót kẻ ngay lành
Xui quan Liễu Nghị nho sinh tìm vào
Thở than mọi nỗi tiêu hao
Đưa thư đem đến ba đào bể Đông
Kim thoa gõ cây ngô đồng
Tự nhiên nổi trận đùng đùng phong lôi
Rước chàng xuống đến long giai
hấy thư vương phụ châu rơi dàu dàu
Kính Xuyên nỗi ở cơ cầu
Lệnh truyền thái tử Long Hầu Xích Lân
Đùng đùng nổi trận phong vân
Rước tiên chúa lại về sân động đình
Ban khen Liễu Nghị công trình
Định yên gia thất yên lành trao tay
Vua cha chỉ phán kíp ngay
Kính Xuyên phải tội,Thảo Mai đem đày
Mẫu từ cầm sắt bén dây
Sự oan đã tỏ sự tài thêm cao
Dù ai kính tín khấn cầu
Ra tay cứu giúp sang giàu hữu dư
Trông ơn đại đức từ bi
Nguyện xin tiên thánh uy nghi giáng đền”
2, “Thỉnh mời Lê Mại chúa tiên
Núi Dùm chúa ngự ,trấn miền Tuyên Quang
Đức Chúa Ngàn con vua Đế Thích
Giáng Sinh vào dấu tích Lê gia
Năm Thìn tháng hai mồng ba
Đỉnh sinh tiên chúa khai hoa trần thì
Vẻ nhan sắc phương phi yểu điệu
Nét dịu dàng dương liễu tốt tươi
Dung nghi vốn sẵn tự trời
Môi son má phấn miệng cười như hoa
Anh linh hiển hách hay là
Ba mươi sáu động gần xa tiếng đồn
Dốc một lòng chí thành chí kính
Lập đền thờ Tiên thánh sớm khuya
Ơn bà cứu khổ phò nguy
Nhất tội nhất xá độ trì chứng minh."
Văn thỉnh Tam Tòa Thánh Mẫu không chỉ là những lời cầu nguyện mà còn là sự thể hiện lòng biết ơn, tôn kính đối với ba vị thánh mẫu linh thiêng. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt, thể hiện sự hòa hợp giữa thiên nhiên, con người và vũ trụ.
Việc đọc văn thỉnh không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn giúp con người tìm thấy sự bình an, che chở và may mắn trong cuộc sống. Mỗi lời hát, mỗi bài văn đều chứa đựng những giá trị thiêng liêng, là sợi dây kết nối giữa cõi trần gian và thần linh.
Trên đây là các bản văn thỉnh mẫu đã được Đồ Thờ Phú Cường sưu tầm và biên soạn để gửi đến các bạn. Kính chúc quý bạn luôn mạnh khỏe và bình an!