Tại sao phải mua đồ thờ cúng bằng gỗ

Đồ thờ cúng bằng gỗ hiện nay đang được ứng dụng phổ biến trong nhiều gia đình Việt bởi tính năng gọn nhẹ, dễ dàng trong việc di chuyển, chưa kể nó đáp ứng đầy đủ về mặt thẩm mỹ, bền lâu theo thời gian trong khi giá cả lại hợp với túi tiền của nhiều gia đình. Từ xa xưa người Việt luôn ưa chuộng nguồn nguyên liệu tự nhiên, do đó lựa chọn đồ thờ cúng bằng gỗ tự nhiên là lựa chọn số 1 trong các gia đình.

Ý nghĩa của việc thờ cúng

Trong đời sống của người Việt, nơi thờ cúng gia tiên chính là nơi trang trọng và tôn nghiêm nhất. Với bàn thờ Phật được ví như khách quý nên thường được đặt ở sảnh giữa nhà, được áp lưng bàn thờ vào tường chắc chắn, hoặc để cao hơn bàn thờ gia tiên. Chỉ cần nhìn bàn thờ là có thể thấy được gia chủ đó có tâm hay không trong việc thờ cúng thần linh hay ông bà tổ tiên. Việc cốt yếu không phải thờ cúng mâm cao cỗ đầy mà ở cách bài trí, sắp xếp bàn thờ cho trang hoàng, tôn kính và sạch sẽ. Lựa chọn đồ thờ cúng là việc rất nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng. Cũng bởi nó không chỉ thể hiện giá trị đồ vật thờ cúng mà còn thể hiện được về mặt giá trị tâm linh.

Lựa chọn đồ thờ bằng loại gỗ nào?

Nét đẹp thờ cúng ông bà tổ tiên đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt. Do đó để bày tỏ sự hiếu thảo, tôn kính với tiền nhân, các gia chủ thường chọn các đồ thờ cúng từ các loại gỗ quý không chỉ vì bên chắc mà nó còn đáp ứng đầy đủ về mặt thẩm mỹ phù hợp với kiến trúc của ngôi nhà. Tuy nhiên không phải gia chủ nào cũng biết chọn lựa các loại gỗ phủ hợp cho gia đình của mình.

Với người Việt, chất liệu chủ yếu được ứng dụng để làm đồ thờ cúng chính là gỗ mít, gỗ vàng tâm, gỗ thị, gỗ dổi, gỗ gụ, gỗ hương, gỗ trắc. Tuy nhiên được sử dụng nhiều hơn cả vẫn là gỗ mít và gỗ vàng tâm.

Cũng bởi từ xa xưa, truyền thuyết về ông Đa – bà Mít có giá trị tâm linh rất lớn được lưu truyền từ đời này sang đời khác, do đó người Việt quan niệm cây mít rất linh thiêng.

Nhưng nếu xét theo thực tế và dựa vào tính chất của gỗ mít, đây là loại cây dễ tìm, hầu như vùng đất nông thôn nào cũng trồng được với số lượng lớn. Đa phần bàn thờ ở nông thôn được làm từ cây gỗ mít.

Ưu điểm của loại gỗ này là trọng lượng nhẹ nên dễ treo, dễ chạm khắc và ít bị cong vênh, mối mọt phá hoại.

Gỗ mít và gỗ vàng tâm có mùi thơm dịu nhẹ gần giống với mùi hương trầm, do đó nó phù hợp với việc làm các đồ thờ. Tuổi thọ của các loại gỗ này lại lên đến hàng trăm năm, do đó đáp ứng cao về độ lâu bền của các đồ thờ cúng.

Loại gỗ này có màu vàng sáng, nếu để lâu theo thời gian sẽ chuyển sang màu sẫm đỏ, là màu của nhà Phật nên được ứng dụng rộng rãi để tạo ra các đồ thờ linh thiêng.

Ngoài ra nhiều gia chủ hiện nay cũng có thể lựa chọn đồ thờ cúng được làm từ gỗ gụ, gỗ hương, gỗ táu vì họ quan niệm các loại gỗ này rất chắc chắn, sử dụng được vĩnh viễn. Tuy nhiên giá của các loại gỗ này khá đắt chỉ thích hợp với các gia đình có điều kiện khá giả. Với người dân Việt, thông thường vẫn sử dụng đồ thờ cúng bằng gỗ mít, gỗ vàng tâm hay gỗ dổi vì nó đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân từ xưa đến nay.

Hiện trên thị trường cũng ưa chuộng các loại gỗ có màu sắc son đơn giản như gỗ xoan đào. Thậm chí một số gia chủ lại tận dụng gỗ tấm rời để làm bàn thờ dù đây là điều cấm kỵ.

Về kích thước để làm bàn thờ phải dựa theo kích thước Lỗ Ban thời xưa, đồng thời chọn lựa theo cung cát của gia chủ để rước may mắn, tài lộc vào nhà.

Để biết thông tin chi tiết về giá của sản phẩm đồ thờ bằng gỗ, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp tại cơ sở sản xuất đồ thờ Sơn Đồng.

Địa chỉ liên hệ:

Công ty TNHH đồ gỗ mỹ nghệ Phú Cường

Cơ sở 1: Xóm Hàn – Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội

Cơ sở 2: số 12 Trần thị nghỉ – p7- Gò Vấp – Hồ Chí Minh

Hotline: Mr Trang 0984.101.288 hoặc Mr Cường: 0946.839.111

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *